Kinh nghiệm làm việc của bạn là gì? Trong quá trình thực tập bạn đã có trang bị cho mình một số nghiệp vụ cơ bản nào chưa? Đó chính là câu hỏi mà nhiều ứng viên thường được nhà tuyển dụng đưa ra trong quá trình tuyển dụng. Nếu hỏi về kinh nghiệm làm việc chắc có lẽ đã quá dễ dàng cho bạn trả lời, thế còn nghiệp vụ là gì?
Đa số các ứng viên đều cảm thấy mơ hồ và phân vân vì không biết nên trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiệp vụ như thế nào để thật chuyên nghiệp. Mặc dù trước đó có thể bạn đã nghe về hai từ “nghiệp vụ” nhiều lần nhưng để trả lời câu hỏi này thật tốt lại là chuyện không hề dễ dàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi “nghiệp vụ là gì nhé”?
Nghiệp vụ là gì?
Nghiệp vụ được hiểu là năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nhất định của một ứng viên hay nhân viên bộ phận làm việc tại một vị trí trong công ty cần phải có được. Những người có nghiệp vụ làm việc giỏi thường được đánh giá rất cao về hiệu quả và chất lượng công việc được giao. Chính vì vậy, khi đánh giá một ứng viên nhà tuyển dụng thường dựa vào nghiệp vụ làm việc của họ mà xem xét mực độ phù hợp công việc để trúng tuyển. Với nhân viên “nghiệp vụ” chính là thước đo để nhà tuyển dụng căn cứ vào đó để khen thưởng hay phê bình hiệu quả làm việc của họ.
Vì vậy, đối với những ứng viên xin việc nếu bạn thể hiện được nghiệp vụ làm việc của mình trước đây với nhà tuyển dụng càng tốt thì khả năng trúng tuyển của bạn sẽ càng cao. Tầm quan trọng của nghiệp vụ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trúng tuyển của ứng viên và sự thăng chức của nhân viên công ty.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của một số ngành nghề hot hiện nay
Dưới đây là một số thông tin cập nhật dành cho về tiêu chuẩn ngành nghề hot hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành ngân hàng
Nghiệp vụ thu – giữ tiền gửi của khách dưới gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiền tiết kiệm,vv…
Nghiệp vụ tín dụng: thực hiện nghiệp vụ chi thành các nghiệp vụ theo mục đích theo đầu tư, theo hình thức mua bán chứng khoán trên thị trường, kiếm lợi nhuận.
Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, chuyển tiền hộ, mua bán hộ, nghiệp vụ ủy thác…
Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngành kế toán
Nghiệp vụ thu tiền – nhập quỹ tiền mặt – tiến hành kê khai thuế cần nộp
Lập phiếu thu chi, hóa đơn hàng tháng khi giao dịch với khách hàng
Thành thạo chuyên môn, có khả năng sử dụng phần mềm tin học, chịu được áp lực công việc.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ lễ tân
Kỹ năng đón tiếp khách hàng chuyên nghiêpk
Thực hiện thủ tục check-in, check-out
Giao chìa khóa phòng hướng dẫn khách lên phòng
Nghiệp vụ trao đổi tiền tệ nước ngoài, khai báo lưu trú, cập nhật thông tin phòng
Tư vấn và giải đáp thắc mắc, giải quyết vấn đề khách hàng và thủ tục thanh toán trả phòng.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ nhân viên buồng phòng
Thành thạo quy trình dọn dẹp, trải ga, sắp xếp chăn gối, bố trị dụng gọn gàng.
Kiểm tra các thiết bị máy móc thông báo sửa chữa
Giải quyết tình trạng khách treo biển “Không làm phiền” “khách muốn đổi phòng”…
Nghiệp vụ Lost & Found tìm kiếm đồ thất lạc mà khách bỏ quên…
Tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ
Dọn dẹp và sắp xếp bàn ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng
Nghiệp vụ đón khách tiếp khách và phục vụ khách
Giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn món ăn thích hợp cho khách hàng
Phục vụ đồ ăn cho khách hàng trong suốt bữa tiệc
Kiểm tra chất lượng món trước khi phục vụ khách có đảm bảo mùi vị và vệ sinh an toàn thực phẩm hay không
Nghiệp vụ dọn dẹp, dụng cụ ăn uống
Tư vấn và giải đáp thắc mắc khách hàng tại chỗ, thức ăn khách mang về
Hy vọng rằng, với những chia sẻ về các tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngành nghề trên bạn đã thêm cho mình những kiến thức cực bổ ích về vấn đề “nghiệp vụ là gì?” và trang bị cho mình những nghiệp vụ cần thiết trong quá trình xin việc và làm việc tại công ty bạn nhé!