Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là một danh từ phổ biến trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hóa hiện nay. Khi nhắc đến hai từ “thương hiệu” phần lớn người tiêu dùng sẽ nghĩ đến một sản phẩm cụ thể nào đó, nhưng 99% họ sẽ không hiểu được hết ý nghĩa ẩn đằng sau danh từ này.
Vậy nhãn hiệu là gì? Làm thế nào có thể phân biệt được nhãn hiệu và thương hiệu trên thị trường hiện nay? Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này để giúp bạn có thêm góc nhìn sâu hơn về nhãn hiệu. Thông qua đó cập nhật thêm nguồn kiến thức mới để ứng dụng vào đời sống thực tiễn, hỗ trợ công việc được tốt hơn.
Khái niệm về nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt những loại hàng hóa và dịch vụ của các cá nhân hoặc tổ chức với nhau. Dựa theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi của số 36/2009/QH12 có hiệu lực từ năm 2010 thì nhãn hiệu có tên gọi tiếng Anh là trademark. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hay tổ chức khác nhau.
Bạn có thể hiểu đơn giản là, thông qua việc thiết kế nhãn hiệu thì khách hàng mới có thể nhận diện sản phẩm này thuộc về doanh nghiệp nào. Bởi vì ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng ngành hàng xuất hiện trên thị trường. Cho nên việc thiết kế nhãn hiệu là vô cùng cần thiết để người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ khác đang cạnh tranh trên thị trường.
Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu là gì?
Dấu hiệu cụ thể nhất để làm nhãn hiệu chính là chữ cái, hình dạng, hình vẽ và từ ngữ,… Nhãn hiệu cũng có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố đó nhưng được phối hợp với các màu sắc khác nhau. Nhãn hiệu được xem là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
Có mấy loại nhãn hiệu hiện nay?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những loại nhãn hiệu khác nhau. Ví dụ dựa vào các yếu tố để cấu thành nên nhãn hiệu thì có thể chia làm nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình và nhãn hiệu chữ kết hợp song song nhãn hiệu hình. Còn về nhãn hiệu được sử dụng theo mục đích sẽ phân làm nhãn hiệu dành cho hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa sẽ được sử dụng cho các sản phẩm hàng hóa cụ thể. Nhãn hiệu dịch vụ sẽ được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ đi kèm để cho khách hàng dễ dàng nhận biết. Thông thường các nhãn hiệu dành cho hàng hóa và dịch vụ sẽ chia làm 5 loại cụ thể là nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu đi kèm chỉ dẫn địa lý.
Khi nào các chủ doanh nghiệp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Các tổ chức hoặc cá nhân khi bắt đầu hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hợp pháp hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tự sản xuất hoặc kinh doanh.
Tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hoạt động khai thác thương mại hợp pháp cũng có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho những sản phẩm mà họ tung ra trên thị trường. Đối với nhãn hiệu hàng hóa tập thể, thì quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ thuộc về cá nhân hoặc một pháp nhân đại diện cho tập thể hoặc nhiều chủ thể khác. Tất cả những chủ thể đều phải tuân thủ đúng các quy định về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng.
Quyền nộp đơn có thể được chuyển giao cho các cá nhân, pháp nhân hoặc những chủ thể khác thông qua việc làm văn bản chuyển giao quyền được nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu hàng hóa.
Tìm hiểu về vấn đề làm giả nhãn hiệu trên thị trường hiện nay
Dựa theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, nhãn hiệu hàng hóa bị giả mạo là những sản phẩm, bao bì có gắn kết nhãn hiệu hoặc dấu hiệu, tem, nhãn dán chứa các dấu hiệu trùng hoặc giống đến 99% với các nhãn hiệu đã có mặt trước trên thị trường.
Điều này đồng nghĩa với việc nhãn hiệu xuất hiện sau, có quá nhiều dấu hiệu tương đồng với các nhãn hiệu đã có trước đó sẽ gọi là làm giả, vi phạm nhãn hiệu khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đó thực hiện việc khởi kiện thương hiệu giả mạo, thì thương hiệu đó chắc chắn sẽ bị một mức phạt rất lớn.
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu tránh nhầm lẫn?
Nhãn hiệu sẽ gắn liền với nội dung, chất lượng có thể có hoặc không. Còn thương hiệu sẽ gắn với các dòng sản phẩm nổi đã chiếm được sự ưa chuộng của phần lớn khách hàng.
Hiểu một cách đơn giản là nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt các hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có nhiều phương thức thể hiện đa dạng thông qua từ ngữ, hình ảnh hoặc có những yếu tố kết hợp thể hiện phong phú bằng màu sắc. Nhãn hiệu được xếp vào loại tài sản vô hình, cũng là một đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Thương hiệu là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất nhất định. Thông thường thương hiệu sẽ gắn liền với quyền sở hữu của một nhà sản xuất đã được phép ủy quyền cho một đại diện thương mại chính thức.
Vì vậy, bạn cần phân biệt rõ giữa hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu để có chiến lược định vị và phát triển chính xác cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn biết chính xác nhãn hiệu là gì? Từ đó, có góc nhìn đúng đắn nhất về việc xây dựng nhãn hiệu trở nên dễ nhận biết hơn, gần gũi hơn với người tiêu dùng mọi lứa tuổi.