Nếu bạn đã từng phải đối mặt với cảm giác không biết phải làm sao sau quá trình tìm việc làm thành công, thì với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có thể tự thiết lập mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Tạo mục tiêu rõ ràng
Hãy tưởng tượng bạn có ý định leo lên đỉnh Everest mà không xây dựng mục tiêu, phương hướng hay kế hoạch rõ ràng. Tương tự, trong công việc, bạn cũng không có được mục tiêu, phương hướng hay kế hoạch rõ ràng trên con đường gầy dựng sự nghiệp của mình. Trước hết, sau khi tìm việc làm thành công, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ về thế mạnh và năng lực của bạn có thể làm được khi đảm nhận vị trí công việc của mình.
Hãy cùng bắt đầu với một danh sách phác thảo toàn bộ các mục tiêu hoặc các mục tiêu chính yếu của bạn mà bạn đang muốn đạt được từ một sự nghiệp mới. Dưới đây là một số ví dụ về danh sách mục tiêu mà bạn có thể tìm hiểu:
- Nhiệm vụ công việc mà bạn mong muốn đảm nhận
- Chức danh công việc mà bạn muốn đạt được sau khi đã đóng góp rất nhiều thành công cho công ty
- Những gì mà bạn muốn sự nghiệp lý tưởng của bạn có thể mang đến cho bạn trong tương lai
- Mức lương bạn muốn đạt được trong tương lai, …
Khi bạn tạo ra danh sách này, điều quan trọng là bạn phải tự đặt câu hỏi và tìm đúng chính bản thân của bạn trong danh sách đó. Hãy suy nghĩ về những gì bạn đã thích hoặc không thích về vị trí việc làm hiện tại hoặc trước đây của bạn.
Sau đó, đánh giá thế mạnh lớn nhất, kỹ năng mạnh nhất và thành tích chuyên nghiệp đáng tự hào nhất của bạn. Làm như vậy sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến việc thiết lập mục tiêu và định hướng của mình thông qua quá trình hợp tác làm việc sau khi đã tìm việc làm thành công.
Tận dụng mối quan hệ xã hội
Nếu bạn đang muốn ở lại trong cùng một ngành, nhưng chuyển sang ví trí cao hơn hơn, bạn có thể đề xuất một cuộc họp không chính thức với người quản lý hoặc trưởng phòng nhân sự của bạn.
Mặt khác, nếu bạn đang muốn chuyển sang một vị trí công việc trong một ngành công nghiệp hoàn toàn mới so với trước đây, hãy xem xét việc thiết lập một cuộc hẹn với một người trong ngành – cho dù đó là một người bạn hoặc một người quen.
Dù họ là ai đi chăng nữa, hãy mạnh dạn hỏi họ rằng bằng cách nào họ có thể vào được vị trí hiện tại của họ và những bước họ đã thực hiện để thực hiện thành công quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Hãy lưu ý rằng khi nghe câu trả lời từ họ, bạn nên tập trung vào quá trình tìm kiếm việc làm mà họ đã trải qua và nó có gây ra sự thay đổi nào quá khó khăn cho họ hay không?
Có thể thấy được, việc bạn biết tận dụng và khai thác các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ rất có ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm mới. Tất cả các mối quan hệ đó ít nhất cũng có thể giúp bạn hiểu những gì cần thiết để đảm bảo bạn có khả năng trúng tuyển cao đối với vị trí công việc mà bạn đã chọn.