Thay đổi lịch phỏng vấn việc làm – tại sao không?

Bạn đã được lên lịch phỏng vấn trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần tới? Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn dời thời gian phỏng vấn tìm việc làm của mình?

Có lẽ bạn bị bệnh hoặc có việc cá nhân đột xuất? Bất kể lý do của bạn là gì, bạn phải thông báo cho người phỏng vấn của mình và sắp xếp lại thời gian phỏng vấn tìm việc làm càng sớm càng tốt. Bạn cần phải đảm bảo rằng bạn giải quyết vấn đề đó theo cách tốt nhất có thể, mà không đánh mất hoàn toàn cơ hội tìm kiếm việc làm của mình.

Làm thế nào bạn có thể làm điều này theo cách tốt nhất? Hãy cũng chúng ta xem qua một số mẹo sau đây:

Đưa ra một lý do hợp lý

Trước hết, bạn cần chắc chắn rằng bạn có một lý do đủ hợp lý: Bạn bị bệnh hoặc bất ngờ gặp trường hợp khẩn cấp nào đó. Hãy cố gắng thuyết phục đơn vị tuyển dụng lên lại lịch phỏng vấn tìm việc làm cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng bạn thuyết phục họ, chứ không phải bạn đặt điều kiện bắt buộc với họ.

Liên lạc với người phỏng vấn càng sớm càng tốt

Tốt hơn hết là bạn phải thông báo cho họ sớm nhất có thể. Thông thường, mọi doanh nghiệp đều có lịch công tác rất chặt chẽ, vì vậy bạn càng sớm thông báo cho họ bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng sắp xếp lại thời gian phù hợp với cả hai bên bấy nhiêu.

Và ứng viên cũng nên lưu ý rằng thông báo dời lịch phỏng vấn tìm kiếm việc làm có thể được thực hiện qua điện thoại hoặc email. Do doanh nghiệp rất bận rộn với hoạt động kinh doanh của họ, cho nên có thể họ sẽ không kịp kiểm tra email của bạn. Vì thế, một cuộc gọi trực tiếp với họ sẽ là một lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn! Tuy nhiên, đối với một số ứng viên muốn tạo mức độ chuyên nghiệp trong công việc trước mắt nhà tuyển dụng, họ có thể soạn email thông báo như mẫu sau đây:

Kính gửi [Tên người phỏng vấn],

Tôi thực sự mong muốn có cơ hội tham dự phỏng vấn về vai trò của [chức danh công việc] với Quý công ty.

Nhưng thật không may, tôi [nêu và giải thích lý do của bạn]. Do đó, nếu có thể, tôi xin phép Quý công ty sắp xếp lại một cuộc phỏng vấn khác. Tôi có sẵn [đưa ra ba trong bốn ngày và thời gian trong vài tuần tới].

Tôi xin lỗi vì đã gây ra bất kỳ sự bất tiện cho Quý công ty. Tuy nhiên, tôi thực sự rất nhiệt tình và trân quý cơ hội này và tôi hy vọng tôi sẽ có thể hẹn lịch phỏng vấn khác vào thời điểm thuận tiện cho cả hai bên.

Cảm ơn sự thông cảm của Quý công ty rất nhiều!

Trân trọng,

[Tên]

Và một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh với bạn ở mẹo hữu ích này là hãy thông báo càng sớm càng tốt. Điều quan trọng là phải thông báo cho họ một cách thật chuyên nghiệp và lịch sự, để giữ uy tín của bạn trên hành trình tìm kiếm việc làm của mình.

Đừng quá lo lắng khi bạn bất ngờ phải gặp tình huống tương tự như vậy! Ban quản lý tuyển dụng sẽ hiểu cho bạn, nếu bạn có lý do chính đáng tại sao bạn không thể tham dự. Vì trong cuộc sống, bất giác chúng ta sẽ mắc phải một số nguyên do mà chúng ta không hề mong muốn.

Những Kĩ Năng Giao Tiếp Dành Cho Người Tìm Việc

Dù cho công việc bạn đang ứng tuyển là gì, nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn bạn có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng viết xuất sắc. Tùy thuộc vào vị trí mà bạn sẽ cần phải có thể giao tiếp hiệu quả với nhân viên, quản lí và khách hàng khi gặp trực tiếp, trực tuyến, qua văn bản và trên điện thoại.

         Cách thể hiện kĩ năng giao tiếp

Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng viết nổi trội cho hầu hết mọi vị trí. Cách tốt nhất để chứng minh với họ rằng bạn hội tụ những điều họ cần là gì?

Đơn xin việc của bạn thường là nơi đầu tiên nhà tuyển dụng xem xét khả năng viết của bạn. Bên cạnh việc minh họa năng lực ngữ pháp của mình, bạn cũng sẽ thể hiện cách bạn soạn đơn đi vào đúng trọng tâm và lôi cuốn người đọc. Hãy dành thời gian để viết một lá đơn xin việc tập trung vào những kĩ năng bạn có phù hợp nhất với công việc.

Cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại là nơi bạn thể hiện kĩ năng giao tiếp của mình. Bạn có cảm thấy thoải mái khi trò chuyện trong những hoàn cảnh khác nhau? Nếu bạn biết rằng đây không phải thế mạnh của mình, thì hãy chắc chắn chuẩn bị kĩ trước cho buổi phỏng vấn tìm việc làm. Bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng dễ thể hiện khả năng giao tiếp tốt của mình hơn.

Và, cũng như những kĩ năng khác, khả năng giao tiếp của bạn sẽ được minh họa trong mục lịch sử làm việc. Trong bộ hồ sơ tìm việc làm và trong vòng phỏng vấn, bạn có thể thu hút sự chú ý vào cách bạn trình bày ví dụ minh họa kĩ năng giao tiếp của mình trong những công việc trước.

Vài công việc yêu cầu những kĩ năng khác, vì vậy hãy xem trước thông tin tuyển dụng để biết người sử dụng lao động đang tìm điều gì ở ứng viên. Sau đó, hãy dành thời gian để chọn ra thông tin nào của mình phù hợp với yêu cầu công việc, như thế bạn sẽ có thể thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên hoàn hảo cho vị trí.

Cuối cùng, khi bạn xem qua thông tin công việc, hãy đánh dấu những trình độ chuyên môn và kĩ năng cụ thể được đề cập trong đó và hãy chắc chắn kết hợp những từ khóa đó trong đơn xin việc và CV của bạn. Mặc dù làm vậy trông như đang lặp lại phần thông tin đăng tuyển, nhưng nhiều nhà tuyển dụng ngày nay sử dụng hệ thống quét đơn xin việc để xếp hạng ứng viên dựa theo số lượng từ khóa phù hợp. Dưới đây là danh sách những từ khóa thường được tìm kiếm nhất trong các bộ hồ sơ kiếm việc làm.

Hãy xem danh sách sau để bạn có thể làm nổi bật hồ sơ và vòng phỏng vấn của mình.

         Những kĩ năng giao tiếp hàng đầu

1. Kĩ năng viết

Viết tốt là một phần chính trong việc thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Nhiều người không thể viết tốt nhưng lại có tài năng trong lĩnh vực khác. Dù vậy, người ta lại hay nhầm lẫn giữa họ với những người chậm phát triển. Viết tồi không chỉ làm việc trao đổi ý tưởng và thông tin kém hiệu quả, mà còn khiến bạn bị mất điểm nhanh chóng hơn bất kì điều gì khác. Học cách viết tốt có một công dụng thêm quan trọng; vì một văn bản rõ ràng, dễ đọc thì cũng được trình bày tốt, có trọng tâm và súc tích, nên học viết cũng dạy cho bạn khả năng nói và tư duy tốt hơn.

Những từ khóa liên quan: quảng cáo, kể chuyện kinh doanh, quản lí nội dung, chiến lược nội dung, trả lời thư, chỉnh sửa, gửi e-mail, Microsoft Office, viết phát biểu, viết kĩ thuật, viết.

2. Kĩ năng giao tiếp bằng lời

Kĩ năng giao tiếp bằng lời quan trọng đối với những ai kiếm việc làm trong môi trường truyền thống và cho những nhân viên đảm nhận nhiệm vụ chính là liên lạc qua điện thoại. Trong khi tài năng giao tiếp bằng lời là quan trọng nhất cho những ai làm trong lĩnh vực buôn bán, chăm sóc khách hàng và quan hệ công chúng, thì cả những ai phải tương tác trực tiếp với cấp trên và đồng nghiệp cũng cần có thể trình bày ý tưởng rõ ràng và cô đọng.

Những từ khóa liên quan: phát âm rõ, trình bày rõ, súc tích, thuyết phục, giải thích, đa ngôn ngữ, đàm phán, thuyết trình, quảng bá, nói trước công chúng, nói, điện thoại, giao tiếp bằng lời.

3. Kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm giọng điệu, giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ hình thể và nhiều điều khác. Giao tiếp phi ngôn ngữ thường chứa đựng nhiều thông tin hơn lời nói và có tác động lớn hơn tới mối quan hệ và lòng tin. Hãy học những kí hiệu phi ngôn ngữ bạn cần để thể hiện bản thân thật tốt. Và nếu bạn có ngôn ngữ hình thể không đúng chuẩn (ví dụ như, nếu bạn bị tự kỉ hoặc có vài khiếm khuyết trên cơ thể), bạn sẽ cần phải tìm cách để tránh hoặc điều chỉnh những điều gây hiểu lầm.

Những từ khóa liên quan: tự tin, thể hiện, kĩ năng sống, lắng nghe, suy nghĩ nhanh, hình dung.

4. Thân thiện và tôn trọng

Sự tôn trọng, lịch sự và thân thiện đơn giản kết hợp với nhau sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và cải thiện việc giao tiếp. Đơn giản là hãy tử tế và biết quan tâm đến mọi người. Hãy nói “làm ơn”, “cảm ơn” và “xin lỗi” khi cần. Hãy nhớ hỏi thăm người khác và lắng nghe câu trả lời của họ. Hãy nhớ ngày sinh nhật và sở thích của người khác – ghi chú lại nếu bạn cần. Nhưng vài biểu hiện tôn trọng sẽ khác nhau tùy theo mỗi nền văn hóa và không phải lúc nào cũng giống nhau. Bạn cần phải học từ môi trường bạn lựa chọn kiếm việc làm.

Những từ khóa liên quan: cộng tác, quản lí xung đột, lịch sự, ngoại giao, thông cảm, thân thiện, giao tiếp, thúc đẩy, cởi mở, xã hội, xây dựng đội ngũ, làm việc nhóm.

5. Chọn đúng phương tiện giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp có thể bằng gặp mặt trực tiếp, bằng thư tay, thư điện tử, điện thoại, tin nhắn hoặc video. Mỗi phương tiện có ưu và nhược điểm riêng, và chúng phần nào có những ảnh hưởng khác nhau đến thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Vài lời nhắn sẽ phù hợp hơn khi được gửi bằng một loại phương tiện này thay vì những loại khác. Ví dụ như, hầu hết mọi người mong nhận tin xấu bằng gặp mặt trực tiếp. Nhưng người ta cũng có vô số cách lựa chọn phương tiện trả lời tin nhắn.

Ví dụ như, những người thiếu tự tin vào kĩ năng giao tiếp bằng văn bản thường chọn trò chuyện qua điện thoại. Nhiều người khác thích có thời gian và không gian để nghiền ngẫm qua thư điện tử và sẽ chủ động tránh các cuộc gọi.

Tất nhiên là bạn cũng có phương tiện phù hợp riêng, nhưng một phần của kĩ năng giao tiếp tốt là có thể xác định loại hình nào đối tác của mình ưa chuộng, tùy thuộc theo từng tình huống, và có đủ linh hoạt để vận dụng chúng.

Giao tiếp tốt là một trong những kĩ năng thường được tìm kiếm và những ai hội tụ kĩ năng này sẽ có lợi thế đáng kể trong quá trình tìm việc làm của mình. May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể tích lũy kĩ năng giao tiếp.

Những từ khóa liên quan: khéo léo, động não, tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy hợp lí, tiếp thị, truyền thông xã hội, công nghệ truyền thông và thông tin.