Thay đổi lịch phỏng vấn việc làm – tại sao không?

Bạn đã được lên lịch phỏng vấn trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần tới? Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn dời thời gian phỏng vấn tìm việc làm của mình?

Có lẽ bạn bị bệnh hoặc có việc cá nhân đột xuất? Bất kể lý do của bạn là gì, bạn phải thông báo cho người phỏng vấn của mình và sắp xếp lại thời gian phỏng vấn tìm việc làm càng sớm càng tốt. Bạn cần phải đảm bảo rằng bạn giải quyết vấn đề đó theo cách tốt nhất có thể, mà không đánh mất hoàn toàn cơ hội tìm kiếm việc làm của mình.

Làm thế nào bạn có thể làm điều này theo cách tốt nhất? Hãy cũng chúng ta xem qua một số mẹo sau đây:

Đưa ra một lý do hợp lý

Trước hết, bạn cần chắc chắn rằng bạn có một lý do đủ hợp lý: Bạn bị bệnh hoặc bất ngờ gặp trường hợp khẩn cấp nào đó. Hãy cố gắng thuyết phục đơn vị tuyển dụng lên lại lịch phỏng vấn tìm việc làm cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng bạn thuyết phục họ, chứ không phải bạn đặt điều kiện bắt buộc với họ.

Liên lạc với người phỏng vấn càng sớm càng tốt

Tốt hơn hết là bạn phải thông báo cho họ sớm nhất có thể. Thông thường, mọi doanh nghiệp đều có lịch công tác rất chặt chẽ, vì vậy bạn càng sớm thông báo cho họ bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng sắp xếp lại thời gian phù hợp với cả hai bên bấy nhiêu.

Và ứng viên cũng nên lưu ý rằng thông báo dời lịch phỏng vấn tìm kiếm việc làm có thể được thực hiện qua điện thoại hoặc email. Do doanh nghiệp rất bận rộn với hoạt động kinh doanh của họ, cho nên có thể họ sẽ không kịp kiểm tra email của bạn. Vì thế, một cuộc gọi trực tiếp với họ sẽ là một lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn! Tuy nhiên, đối với một số ứng viên muốn tạo mức độ chuyên nghiệp trong công việc trước mắt nhà tuyển dụng, họ có thể soạn email thông báo như mẫu sau đây:

Kính gửi [Tên người phỏng vấn],

Tôi thực sự mong muốn có cơ hội tham dự phỏng vấn về vai trò của [chức danh công việc] với Quý công ty.

Nhưng thật không may, tôi [nêu và giải thích lý do của bạn]. Do đó, nếu có thể, tôi xin phép Quý công ty sắp xếp lại một cuộc phỏng vấn khác. Tôi có sẵn [đưa ra ba trong bốn ngày và thời gian trong vài tuần tới].

Tôi xin lỗi vì đã gây ra bất kỳ sự bất tiện cho Quý công ty. Tuy nhiên, tôi thực sự rất nhiệt tình và trân quý cơ hội này và tôi hy vọng tôi sẽ có thể hẹn lịch phỏng vấn khác vào thời điểm thuận tiện cho cả hai bên.

Cảm ơn sự thông cảm của Quý công ty rất nhiều!

Trân trọng,

[Tên]

Và một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh với bạn ở mẹo hữu ích này là hãy thông báo càng sớm càng tốt. Điều quan trọng là phải thông báo cho họ một cách thật chuyên nghiệp và lịch sự, để giữ uy tín của bạn trên hành trình tìm kiếm việc làm của mình.

Đừng quá lo lắng khi bạn bất ngờ phải gặp tình huống tương tự như vậy! Ban quản lý tuyển dụng sẽ hiểu cho bạn, nếu bạn có lý do chính đáng tại sao bạn không thể tham dự. Vì trong cuộc sống, bất giác chúng ta sẽ mắc phải một số nguyên do mà chúng ta không hề mong muốn.

Đặt câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn – yếu tố nên được chú trọng từ mỗi ứng viên xin việc

Vào cuối một cuộc phỏng vấn, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ mong đợi bạn đặt câu hỏi, nhằm thể hiện không chỉ sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc và công ty, mà còn cho thấy rằng bạn đã hoàn thành các bước tìm kiếm việc làm một cách hoàn hảo trước đó. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc đặt các câu hỏi cho nhà tuyển dụng vào cuối cuộc phỏng vấn có thể trở nên rất khó khăn đối với phần lớn các ứng viên tìm việc làm hiện nay.

Vậy làm thế nào để bạn thoát khỏi sự sợ hãi cứ mỗi khi nghe đến câu: “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” Cách tốt nhất để đáp lại câu hỏi đó của nhà tuyển dụng đó là thể hiện sự nhiệt tình và đam mê của mình thông qua việc đặt một số câu hỏi hay và tinh tế, nhằm bộc lộ sự quan tâm thực sự của bạn đối với vị trí công việc và dĩ nhiên là đối với công ty. Và dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các ứng viên đang tìm việc làm một số ví dụ về các câu hỏi nên (và không nên) hỏi vào cuối buổi phỏng vấn xin việc:

Tại sao việc đặt câu hỏi lại quan trọng đối với một ứng viên tìm việc làm?

Vì nó sẽ giúp bạn xác định xem một vị trí công việc có đáp ứng đủ nhu cầu và mong đợi của bạn hay không. Ví dụ như: nếu bạn lo ngại về việc một công ty hoạt động có tốt hay không, ngay khi đó, bạn có thể đặt câu hỏi về những thách thức mà họ đang phải đối mặt hoặc những thành công gần đây của họ.

Bạn cũng có thể đặt câu hỏi xung quanh văn hóa và môi trường làm việc của công ty đó. Điều này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về mô hình làm việc sẽ diễn ra như thế nào sắp tới mà bạn có thể bước vào.

Mặc dù thông thường, trong một buổi phỏng vấn tìm kiếm việc làm, ứng viên  không nên hỏi nhiều hơn hai hoặc ba câu hỏi, nhưng nếu bạn có chuẩn bị cho riêng mình một loạt câu hỏi với những ý tưởng hay và độc đáo, thì việc số lượng tăng lên đến sáu câu hỏi sẽ trở nên bình thường và gây dấu ấn cho riêng bạn. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên điều chỉnh các câu hỏi của mình cho mỗi cuộc phỏng vấn tìm kiếm việc làm mà bạn chuẩn bị, để chúng phù hợp với từng vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

Mẫu câu hỏi về vị trí công việc mà bạn cần quan tâm đến:

Những thành công nhất định mà tôi có thể đạt được khi đảm nhận vai trò công việc này?

Anh/ Chị có thể chia sẻ cho tôi biết về một ngày làm việc điển hình với vai trò công việc này như thế nào không?

Mẫu câu hỏi về đội, nhóm đồng nghiệp mà bạn sắp gia nhập:

Anh/ Chị có thể cho tôi biết về đội mà tôi sẽ tham gia được không?

Kỳ vọng cho đội trong 12 tháng tới là gì?

Những thách thức nào mà đội phải đối mặt vào lúc này?

Mẫu câu hỏi về công ty:

Điều mà mọi nhân viên đều đánh giá cao khi làm việc cho công ty?

Các cơ hội lớn nhất cho công ty bây giờ và trong tương lai là gì?

Những thách thức lớn nhất đối với công ty ngay bây giờ là gì?

Công ty có kế hoạch tăng trưởng nào trong những năm tới?

Ngoài ra, bạn cần phải thật cẩn thận đối với việc đặt các câu hỏi quá phức tạp hoặc có thể gây ra cái nhìn tiêu cực hoặc mất thiện cảm với người phỏng vấn. Do đó, việc có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn là điều cực kỳ quan trọng đối với từng ứng viên! Chúc các bạn thành công!

Làm thế nào để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn kiểu Mỹ một cách hoàn hảo?

Cuộc phỏng vấn kiểu Mỹ là gì?

Cuộc phỏng vấn kiểu Mỹ là một loại hình phỏng vấn theo dạng hội thảo – nghĩa là một cuộc phỏng vấn được thực hiện với ít nhất 2-3 người từ phía đơn vị tuyển dụng. Thông thường sẽ bao gồm người tuyển dụng có vai trò quản lý trực tiếp hoặc  đứng đầu một bộ phận nào đó trong công ty, người tuyển dụng có vai trò quản lý nhân sự và có thể có thêm sự góp mặt của giám đốc công ty.

Nghe có vẻ rất đáng sợ đối với các ứng viên mới tìm việc làm. Tuy nhiên, trên thực tế, loại hình phỏng vấn này lại có rất nhiều lợi ích hơn so với các loại hình phỏng vấn khác mà ít người có thể nhận ra.

Cuộc phỏng vấn kiểu Mỹ:

Mang đến cho bạn cơ hội để có được một ý tưởng hay thông tin rộng lớn hơn nhiều về công ty, cũng như vị trí việc làm mà ứng tuyển;

Mang đến cho bạn cơ hội giới thiệu và chứng tỏ khả năng của mình với nhiều người hơn ngoài người quản lý tuyển dụng, nhằm giúp bạn rút ra nhiều quan điểm và kinh nghiệm tìm việc làm khác nhau;

Mang đến cho bạn cơ hội thể hiện sự thành thạo của bạn trong việc tương tác với người khác và cách bạn sẽ phản ứng với các tình huống nhất định ở cấp độ của một mô hình kinh doanh.

Và sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các ứng viên tìm việc làm như bạn một số điều cần phải chuẩn bị trước khi tham gia loại hình phỏng vấn này:

1. Nghiên cứu thông tin cụ thể về công ty và vị trí việc làm của bạn

Phần thiết yếu nhất để đảm bảo thành công ở bước đầu tiên của buổi phỏng vấn đó là bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng về công ty và vị trí mà bạn đã ứng tuyển trong quá trình tìm việc làm của mình.

2. Tích cực luyện tập ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể của bạn rất quan trọng trong khuôn khổ của một cuộc phỏng vấn 1-1. Nhưng, nó thậm chí còn quan trọng hơn thế nữa trong một cuộc phỏng vấn kiểu Mỹ. Hãy xem xét và ghi chú tất cả những điều sau đây:

Tôi phải có một tư thế ngồi đúng cách (tức là lưng thẳng, mắt hướng về phía người đối diện);

Tay của tôi phải được đặt đúng vị trí (có thể để trên đùi);

Tôi phải luôn mỉm cười và gật đầu vào thời điểm thích hợp;

Tôi phải điều khiển ngôn ngữ cơ thể phù hợp với lời nói và không phản cảm;

Tôi phải chào hỏi nhà tuyển dụng bằng một phong thái chuyên nghiệp. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn của mình.

3. Chuẩn bị các câu trả lời phù hợp

Hầu hết các loại hình phỏng vấn đều tập trung vào việc đánh giá các kỹ năng và khả năng của một ứng viên tìm kiếm việc làm, và đặc biệt đối với cuộc phỏng vấn kiểu Mỹ thì nó cũng đồng nghĩa là nhiều người sẽ tham gia để đánh giá về kỹ năng. Hãy nhớ rằng, họ luôn đánh giá cao về cách ứng viên tìm kiếm việc làm sẽ phản ứng với các tình huống khác nhau.

Do đó, mỗi ứng viên tìm kiếm việc làm nên chuẩn bị trước một số câu trả lời cho riêng mình. Tuy nhiên, đừng biến câu trả lời được chuẩn bị quá mức cần thiết, vì một câu trả lời không có điểm sai sót sẽ khiến nó trở nên không đúng sự thật. Đồng thời, điều quan trọng nhất đó là họ muốn nhìn thấy bạn không phải là một phiên bản robot được lập trình sẵn! Do đó, hãy chuẩn bị các câu trả lời sao cho thật tự nhiên nhất có thể!

Bạn nên làm gì sau khi bị từ chối phỏng vấn xin việc?

Đây có thể là một kinh nghiệm có thể gây ra cảm giác hụt hẫng và ám ảnh đối với một ứng viên tìm việc làm hiện nay. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, thì bạn nên tiếp tục cố gắng, đồng thời phân tích một số lý do gây ra một cuộc phỏng vấn tìm việc làm không thành công. Và nếu hầu hết chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, vậy bạn sẽ làm gì để khắc phục chúng?

Cho dù bạn là một người mới bước vào quá trình tìm kiếm việc làm hay đã có kinh nghiệm, thì vẫn nên sử dụng một số mẹo sau đây để giúp bạn sống sót khi bị từ chối phỏng vấn tìm việc làm.

Đánh giá lại bản thân

Ngay sau khi nhận được kết quả phỏng vấn không thành công, bạn không nên quá mặc cảm về bản thân, mà hãy nhanh chóng quay trở lại đường đua tìm kiếm việc làm của mình bằng cách đánh giá lại một loạt các yếu tố và kỹ năng của bản thân. Nguyên do là từ đâu mà bạn rớt phỏng vấn? Chính từ những điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn và cải thiện bản thân nhanh chóng để tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm việc làm của riêng mình.

Điểm cần lưu ý tuyệt đối ở đây là bạn cần phải thật trung thực với bản thân mình trước tiên khi liệt kê những điểm sai sót gây ra sự thất bại của bạn, nhằm tránh nhận thức sai vấn đề cần khắc phục.

Phản hồi cho đơn vị tuyển dụng

Khi nhận được phản hồi từ chối quyền ứng tuyển của bạn, đừng quá vội vàng liên hệ lại với họ. Chỉ sau khi bạn đã đánh giá tổng quan về bản thân, hãy kết nối với họ nhằm gửi lời cảm ơn, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về những thiếu sót mà bạn đã gặp phải trong quá trình tuyển dụng. Điều này không giúp cải thiện hiệu suất phỏng vấn của bạn cho lần tiếp theo, mà thậm chí ngay trong lần này, bạn có thể cải thiện hình ảnh và giá trị bản thân của mình với họ, với mong muốn họ sẽ mang lại thêm một cơ hội khác cho bạn.

Đề nghị phỏng vấn lần thứ hai

Nếu như việc mà xây dựng lại hình ảnh và giá trị bản thân của mình thông qua cuộc gọi sau cùng giữa bạn với đơn vị tuyển dụng đạt được hiệu quả cao, hãy mạnh dạn ngỏ lời đề nghị với họ về cuộc phỏng vấn khác. Tuy nhiên, giả sử cuối cùng bạn vẫn bị họ từ chối về cuộc gặp gỡ thứ hai, thì cũng đừng quá thất vọng. Thay vào đó, hãy xem đây chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp bạn phát triển hơn và nhanh chóng tìm được một công việc mới thích hợp hơn cho mình. Hãy cố gắng xác định được giá trị bản thân, mục tiêu, cũng như chiến lược thu hút nhà tuyển dụng theo những phương pháp khoa học nhất có thể. Chúc bạn thành công!